Tiềm năng lớn nhưng liệu ngành logistics Việt có tận dụng được EVFTA?
Hiện nay, chi phí cho logistics ở Việt Nam chiếm tới 21-25% GDP hàng năm, 12% giá thành sản phẩm ngành thủy sản, 23% giá thành đồ gỗ, 29% giá thành rau quả, 30% giá thành gạo… Với mức này, chi phí logistics ở Việt Nam cao hơn Thái Lan 6%, Malaysia 12%, Singapore 300%.
TIN MỚI
Nhà đầu tư mua cổ phần DNNN chỉ nhắm tới “đất vàng”
Nhà đầu tư mua cổ phần DNNN chỉ nhắm tới “đất vàng”
Doanh nghiệp ào ào dịch chuyển từ Trung Quốc khiến thị trường lao động nổi sóng?
Doanh nghiệp ào ào dịch chuyển từ Trung Quốc khiến thị trường lao động nổi sóng?
Câu hỏi đặc biệt của Thứ trưởng KHCN Bùi Thế Duy: Việt Nam không nằm trong bất kỳ top nào về công nghệ, không phát minh ra công nghệ thông tin thì lợi thế gì để đi đầu?
Câu hỏi đặc biệt của Thứ trưởng KHCN Bùi Thế Duy: Việt Nam không nằm trong bất kỳ top nào về công nghệ, không phát minh ra công nghệ thông tin thì lợi thế gì để đi đầu?
Tiềm năng logistics Việt
Việt Nam đang đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Singapore, Malaysia, Thái Lan. Với tốc độ phát triển hàng năm đạt 16 đến 20%, đây là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng đều nhất của Việt Nam trong thời gian qua.
Lưu lượng hàng hóa chuyển dịch qua các khu vực tăng trung bình 16-18%/năm, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trung bình 16%/năm. Bên cạnh đó, Việt Nam tham gia vào 16 Hiệp định thương mại tự do, với hơn 60 đối tác thương mại, trong đó Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ… với các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa mạnh
Về quy mô tiêu dùng nội địa, thị trường bán lẻ Việt Nam tăng trưởng trung bình 20-25%/năm, hơn nữa lại có bờ biển dài khoảng 3.260km trải dài từ Bắc đến Nam, ở trung tâm khu vực châu Á – Thái Bình Dương và nằm trên tuyến hàng hải quốc tế. Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý là rất thuận lợi để phát triển dịch vụ vận tải và logistics.
Về cơ sở hạ tầng, đường bờ biển dài và mạng lưới đường bộ khắp cả nước phát triển; nhiều hệ thống các đường cao tốc và sân bay quốc tế đã có chủ trương xây dựng; hệ thống kho, cảng, bến bãi đang được đầu tư mạnh.
Chính phủ cũng xác định vận tải và logistics là đầu vào và kết nối với các ngành khác, chủ trương cải cách thủ tục hành chính đối với hoạt động xuất nhập khẩu, hải quan điện tử, tạo thuận lợi thương mại, rút ngắn thời gian và chi phí logistics.
Tuy nhiên, hiện nay, chi phí cho logistics ở Việt Nam chiếm tới 21-25% GDP hàng năm, 12% giá thành sản phẩm ngành thủy sản, 23% giá thành đồ gỗ, 29% giá thành rau quả, 30% giá thành gạo… Với mức này, chi phí logistics ở Việt Nam cao hơn Thái Lan 6%, Malaysia 12%, Singapore 300%.
Các nguyên nhân chính đẩy chi phí logistics ở Việt Nam cao gồm: Cơ sở hạ tầng cảng (đặc biệt là cảng biển) chi phí cao, kết nối hạ tầng (bao gồm cả kết nối hạ tầng thông tin) yếu, khả năng xếp dỡ và trung chuyển container hạn chế, kết nối phương tiện kém (do phần lớn hàng vận chuyển dạng rời) và mức độ container hóa thấp (do thiếu cơ sở hạ tầng và dịch vụ đóng gói, xử lý container.
Bất cập đang và sẽ cản trở sự phát triển ngành logistics Việt Nam là rất đáng kể. Trước hết là cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ và hoàn thiện. Mặc dù đang được đầu tư phát triển, hệ thống đường bộ Việt Nam còn nhiều tuyến xuống cấp và quá tải; đường sắt khổ ray cũ tăng chi phí chuyển tải. Hạ tầng cảng biển kém, phương tiện xếp dỡ thô sơ, thiết kế cảng không phù hợp cho bốc dỡ hàng cho tàu chuyên dụng; không có dịch vụ hàng hải kết nối trực tiếp với các cảng biển tại châu Âu hay Mỹ.
Một hạn chế rất lớn nữa là Việt Nam vẫn còn tập quán xuất nhập khẩu hàng hóa cũ: Chủ hàng Việt Nam thường theo hình thức mua CIF, bán FOB, việc thuê phương tiện do đối tác nước ngoài đảm nhận, họ hầu như không lựa chọn đội tàu trong nước để vận tải.
EVFTA là cơ hội vàng
Theo báo cáo EVFTA và ngành logistics Việt Nam, tác động của EVFTA đối với triển vọng phát triển ngành logistics Việt Nam được thể hiện ở 2 góc độ: cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và EU trong lĩnh vực dịch vụ vận tải và phục vụ vận tải cam kết trong các lĩnh vực ảnh hưởng tới thị trường dịch vụ logistics.
Tiềm năng lớn nhưng liệu ngành logistics Việt có tận dụng được EVFTA? – Ảnh 1.
Với các cam kết này, khi có hiệu lực, EVFTA có thể mang lại các cơ hội lớn cho ngành logistics. Việt Nam sẽ có cơ hội gia tăng quy mô thị trường, cơ hội thu hút đầu tư từ EU, tận dụng kinh nghiệm, kỹ năng quản trị, nguồn vốn, mạng lưới sẵn có của đối tác khi liên doanh với đối tác EU. Cùng lúc còn có thể giảm chi phí kinh doanh và tiếp cận thị trường dịch vụ logistics các nước thành viên EU.
Do đó, để tận dụng các cơ hội kinh doanh từ EVFTA, các doanh nghiệp logistics Việt Nam cần có kế hoạch khắc phục các hạn chế hiện tại, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Cần phải cải thiện công nghệ thông tin, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và kết nối thông tin, đặc biệt với mạng logistics toàn cầu, tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực, bảo đảm năng lực chuyên môn.
Song song với đó là cải thiện quy mô vốn, năng lực quản lý và phạm vi hoạt động kinh doanh, đặc biệt thông qua việc tận dụng cơ hội liên doanh với các nhà đầu tư EU, cũng như tìm các kênh thích hợp để tăng liên kết với các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ logistics khác nhau (hãng tàu, đại lý thương mại, bảo hiểm…).